Fantom (FTM) là một trong các dự án về tiền điện tử rất thành công trong đợt mở bán ICO và hứa hẹn có thể khắc phục được khả năng mở rộng của những blockchain hiện nay, đồng thời đây cũng là một dự án rất được người dùng mong đợi.
Fantom (FTM) là gì?
Fantom (FTM) có thể xem là một mạng lưới tự trị phi tập trung, nơi bất cứ người tham gia nào cũng có thể sử dụng. Nói cách khác, Fantom là một hệ sinh thái sử dụng công nghệ sổ cái phân tán để xây dựng các dApps và giải quyết vấn đề mở rộng của blockchain hiện nay. Hợp đồng thông minh (smart contract) của Fantom dựa trên DAG (Directed Acrylic Graph) tương tự như các dự án IOTA, Nano, Byteball, và Hedero Hashgraph,…
Với mong muốn có thể áp dụng công nghệ Fantom vào nhiều lĩnh vực gần gũi trong đời sống như bất động sản, y tế, hậu cần, công nghệ thực phẩm, viễn thông, điện tử, ngân hàng,…,Fantom đã áp dụng giao thức công nghệ mới Lachesis để giải quyết vấn đề về tốc độ giao dịch khi con số này lên đến 300000 giao dịch mỗi giây.
Đồng thời, Fantom còn có mục tiêu trở thành nền tảng đầu tiên thoát khỏi cách thanh toán hiện hành cũng như ngành nghề quản lý chuỗi cung ứng. Fantom chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: giảm chi phí, cải thiện tốc độ giao dịch, định hình sản phẩm, tăng tính minh bạch,…
Giải pháp Fantom mang lại là gì?
Fantom có thể giúp tối ưu hóa các vấn đề sau:
- Cân bằng sự ổn định cho blockchain.
- Phát triển khả năng mở rộng.
- Tăng cường tính bảo mật an toàn.
- Cơ chế phân quyền và xử lý giao dịch tốc độ cao.
- Cấu thành Proof-of-Stake toàn cầu, phi tập trung.
- Phí giao dịch rất thấp.
- Tương thích EVM, cải thiện việc triển khai dApp trên Ethereum.
5 thành phần chính của dự án Fantom
Chuỗi OPERA
Chuỗi OPERA của Fantom có chức năng xử lý danh sách các sự kiện không đồng bộ cũng như không có quyền thay đổi hoặc sửa đổi các giao dịch đã được xác nhận trước đó. dApp nhận được lợi khi phí giao dịch thấp và tốc độ xử lý nhanh. Khác với các mô hình blockchain khác, Fantom sử dụng một cơ chế đồng thuận mới là thuật toán đồng thuận Lachesis (của Byzantine Fault Tolerant) để nâng cao tính bảo mật an toàn của mạng lưới.
Giao thức đồng thuận Lachesis
Lachesis là cơ chế đồng thuận phát triển tiên tiến, nhanh chóng và an toàn nhất cho đến nay được Fantom sử dụng.
Lachesis là một phần mềm có mã nguồn mở, giúp cho các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng P2P, mà có thể bỏ qua lớp mạng P2P (networking layer) từ đầu.Nhờ vào kỹ thuật state machine replication (nhân rộng máy trạng thái), Lachesis có thể đồng bộ hoạt động nhiều máy tính như một.
Dù được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, Lachesis vẫn có thể dễ dàng cắm vào các ứng dụng. Do đó, các nhà phát triển chỉ cần tập trung vào việc xây dựng logic ứng dụng và tích hợp với Lachesis để đảm bảo mọi người đều xử lý theo cùng một thứ tự các lệnh giống nhau. Đó là lý do Fantom đã lựa chọn sử dụng mạng P2P cùng thuật toán đồng thuận Byzantine Fault Tolerant (aBFT) không đồng bộ.
Để có thể duy trì tính đồng thuận trong Fantom, các giao dịch sẽ đều được xác nhận bởi DAG. Tính năng này có phần ưu việt hơn so với các blockchain truyền thống vì các giao dịch không cần phải được xác nhận bởi mọi nút trong mạng lưới. Thế nên, mạng lưới có thể vận hành mượt mà ngay cả khi khối giao dịch tăng cao.
Story data
Nhờ vào chức năng hợp đồng thông minh mà mỗi giao dịch đều có thể lưu trữ một đoạn dữ liệu để thuận tiện cho việc theo dõi thông tin trước đó cũng như quản lý chuỗi cung ứng.
Story root
Story root là giá trị băm dùng để hỗ trợ cho story data với khả năng theo dõi lại thông tin của các giao dịch trước đó hay dữ liệu liên quan đến nguồn gốc của nó.
Ngôn ngữ hợp đồng thông minh
Ngôn ngữ mà Fantom sử dụng có chức năng tương tự như SCALA để thực hiện các hợp đồng thông minh tại máy ảo Fantom. Dù còn mới mẻ cũng như vấp phải các ý kiến trái chiều, nhưng ngôn ngữ này đã minh chứng cho thấy tiềm năng thực thụ của mình qua hiệu quả hoạt động.
Các đối thủ của dự án Fantom
Ethereum
Có lẽ đây đã là cái tên quá quen thuộc trong thị trường tiền điện tử. Ethereum được biết đến nền tảng blockchain lớn đầu tiên, nhưng cũng chính vì vậy mà vấn đề mở rộng lại rất khó với Ethereum tại thời điểm này. Đồng thời, với việc sử dụng sharding và sidechain, Ethereum có thể sẽ mất thêm một khoản thời gian nữa để có cung cấp đầy đủ chức năng đến người dùng.
Cosmos
Cosmos được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với hệ sinh thái Fantom. Từ cách tiếp cận, quy trình vận hành nhiều chuối khối kết hợp với nhau, cả hai dự án đều có nét tương đồng. Thế nhưng, Fantom có điểm nổi bật hơn nhờ vào cơ chế đồng thuận tốt như Lachesis.
Hedera Hashgraph
Hedera Hashgraph cũng là dự án tương tự như Fantom, nhưng đây là một permissioned network (mạng lưới được cho phép). Hiểu cách khách, Hedera Hashgraph mang tính tập trung, còn Fantom là phi tập trung.
Bên cạnh các dự án trên, còn một số tên tuổi lớn khác như Polkadot, Dfinity hay Dexon,…
Đội ngũ phát triển dự án
- Dr. Ahn Byung Ik: là nhà sáng lập của dự án, hiện đang là tiến sĩ khoa học máy tính của Đại học Yonsei. Đồng thời, ông còn là chủ tịch Hiệp hội FoodTech Hàn Quốc kim đồng sáng lập SikSin – một nền tảng công nghệ thực phẩm.
- David Richardson: là giám đốc của dự án, cũng từng là cựu CEO tại Mid-Ocean Consulting Ltd., hay chủ tịch Oceanic Bank and Trust.
- Andre Cronje: là chuyên viên tư vấn kỹ thuật, từng giữ chức vụ giám đốc đánh giá code tiền điện tử của Crypto Briefing. Bên cạnh đó, ông còn nhà phân tích công nghệ tại Leminiscap và kỹ sư cơ sở hạ tầng blockchain của Crypto Curve.
- Fred Pucci: là chuyên viên tư vấn pháp lý của dự án. Ông là đối tác TCM Capital, luật sư của Grasshopper Capital, nguyên trưởng phòng toàn cầu tại ANZ.
- Michael Kong: là giám đốc và CIO của dự án. Trước đây, ông là CTO tại Digital Currency Holdings cũng như cố vấn cho Enosi Foundation và nhà phát triển tại Block8.
- Michael Chen: là CMO của dự án. Ông là cựu cố vấn tại Fusion Foundation, nhà phát triển kinh doanh của Origin X Capital và Marketing Strategist của BlockCloud.
- Ashton Hettiarachi: là dead of innovation của dự án. Ông còn là CEO của Blockchain Partners Holdings, đồng sáng lập ra Innovate Society.
- David Freuden: hiện là quan hệ đối tác của Fantom. Ông là nhà sáng lập công ty tư vấn kinh doanh MonsterPlay, cũng như cựu cố vấn của Xinfin Hybrid Blockchain.
- Aleksander Kampa: là chuyên viên tư vấn kỹ thuật. Ông là giám đốc của nền tảng IOU blockchain Sikoba, mọi người còn biết đến ông với cương vị nhà nghiên cứu tại New Money Hub.
- Samuel Marks: là một development consultant. Với học vị tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh tại Đại học Sydney, ông là giám đốc công ty tư vấn phần mềm Offscale.io.
- Bariq Sikandari: là senior consultant. Ông còn là giám đốc tại SKCHAIN Advisors, giám đốc phụ trách quan hệ đối tác tại Fusion Foundation.
Một số thông tin về FTM Coin
Thông tin cơ bản về FTM coin
- Token name: Fantom Token
- Ticker: FTM
- Blockchain: Fantom
- Contract: địa chỉ 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
- Token type: loại Utility
- Total supply: 3,175,000,000 FTM
Token allocation (Phân bổ FTM token)
Với tổng nguồn cung như trên, token FTM được phân bổ thành các nguồn như sau:
- Token sale: 40%
- Market development: 30%
- Advisors/ contributors: 30%
- Fantom team and founder: 15%,
FTM token được giao dịch ở những sàn nào?
Hiện tại, FTM token có mặt trên các sàn như Binance, HitBTC, FTX, KuCoin, Gate.io, CoinEx,…
Thông qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có thể phần nào nắm được các thông tin cơ bản về dự án Fantom và đưa ra được quyết định để đầu tư cho mình.
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER
Trang tin tức Bitcoin, tiền điện tử
Nguồn: Sưu Tầm