Curve là một giao thức AMM, tập trung vào các loại stablecoin, mục tiêu của Curve là giảm thiểu phí và biến động giá trong giao dịch.
Tổng quan về giao thức Curve
1. Curve là gì?
Curve là một giao thức AMM (Automated Market Maker) được xây dựng trên blockchain Ethereum. Mục đích chính của Curve là để người dùng DeFi thực hiện swap các loại tiền điện tử với nhau thông qua các pool. Tức là những người dùng sẽ đóng góp tiền điện tử của họ vào các pool để tạo thanh khoản. Đổi lại, họ sẽ được tưởng thưởng dựa trên tỷ lệ đóng góp vào pool.
Nghe qua thì có vẻ Curve tương tự như các giao thức mà BeInCrypto đã chia sẻ trước đó như Uniswap, Balancer… nhưng nó có một điểm giúp nó trở nên nổi bật hơn. Giao thức Curve tập trung vào các loại stablecoin. Mục tiêu của Curve đối với giao dịch stablecoin là giảm thiểu phí và biến động giá. Những điều này thường xảy ra do có nhiều tùy chọn có sẵn trên thị trường. Curve hiện cho phép giao dịch các stablecoin như DAI, USDT, USDC, GUSD, TUSD, BUSD, UST, EURS, PAX, sUSD, USDN, USDP, RSV và LINKUSD. Người dùng cũng có thể giao dịch ETH, LINK và một số tài sản BTC được mã hóa như wBTC hoặc đồng nhân dân tệ.
2. Lịch sử của Curve
Nhà vật lý người Nga Michael Egorov đã giới thiệu whitepaper Curve Finance vào tháng 11/2019. Dự án chính thức được khởi động vào đầu năm 2020. Trước Curve, Egorov từng thành lập một công ty fintech có tên NuCypher, chuyên về công nghệ mã hóa vào năm 2015. Đến năm 2018, anh bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về các giao thức DeFi. Bản lý lịch của anh ấy khá ấn tượng, Egorov đã tốt nghiệp Học viện Vật lý và Công nghệ Moscow trước khi lấy bằng Tiến sĩ ngành Vật lý tại Đại học Công nghệ Swinburne.
3. Mô hình AMM của Curve
Curve sử dụng các thuật toán tạo thị trường (market making) và các pool tiền điện tử. Trong khi đó, các sàn giao dịch phi tập trung truyền thống sử dụng các thị trường ngang hàng (peer to peer market) cho phép người dùng tiền điện tử tự giao dịch với nhau.
Giao thức Curve được đặc trưng bởi mức trượt giá tối thiểu và tài khoản tiết kiệm ủy thác dành cho các nhà cung cấp thanh khoản. Tất cả những thứ này đều được quản lý bởi các hợp đồng thông minh hoạt động trên mạng Ethereum. Egorov đã tạo ra hệ thống này để cung cấp một phương tiện trao đổi hoạt động như một cầu nối giữa các stablecoin phi tập trung (ví dụ DAI) và stablecoin tập trung (USDT).
Bạn có thể tưởng tượng thế này, cây cầu được tạo ra giữa các stablecoin này sẽ hoạt động khi phí ổn định do giao thức cung cấp tăng lên. Nếu trường hợp này xảy ra, người dùng không thể chuyển đổi từ giữa các đồng stablecoin với nhau vì phí quá lớn. Đổi lại, Curve sẽ có thể mang đến cho người dùng khả năng tận dụng các tùy chọn tốt nhất hiện có trên thị trường vào thời điểm đó.
4. Pool Curve
Các pool thanh khoản của Curve không khác với mô hình của Uniswap. Pool thanh khoản sẽ chịu sự kiểm soát của một hợp đồng thông minh. Thông qua đó, một lượng lớn tiền điện tử được tích lũy và nạp vào bởi các nhà cung cấp thanh khoản (LP). Lượng thanh khoản này được sử dụng để tạo điều kiện cho các khoản vay và swap.
Mỗi khoản vay hoặc swap sẽ phải chịu một khoản phí hoặc lãi suất nhỏ. Một phần khoản phí này sẽ được cấp cho các nhà cung cấp thanh khoản. Curve cũng được xây dựng dựa trên mô hình này. Tuy nhiên, thay vì sử dụng các tài sản dễ bay hơi, nó hướng đến các loại tiền ổn định. Ví dụ, các nhà cung cấp thanh khoản có thể cung cấp stablecoin, DAI hoặc USDT cho Curve pool.
Hợp đồng thông minh quản lý tỷ lệ giao dịch trong các nhóm này một cách độc lập. Nếu một pool cung cấp giao dịch giữa DAI/USDT với 1,000 DAI và 1,000 USDT thì tỷ lệ hối đoái là 1: 1. Nếu tỷ lệ đó thay đổi (ví dụ: 800 DAI hoặc 1200 USDT), tỷ giá hối đoái sẽ chuyển lên DAI. Việc tái cân bằng tỷ giá này đảm bảo rằng luôn tồn tại tính thanh khoản trong các pool.
Đây cũng là nguyên tắc mà Uniswap sử dụng. Đó là điều cho phép hệ thống này được phân loại là AMM. Như chúng tôi đã đề cập, phí được tính cho mỗi hoạt động tạo ra lợi nhuận do các nhà cung cấp thanh khoản tạo ra. LP sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu họ có nhiều pool và ngược lại.
5. Tích hợp với các giao thức DeFi khác
Curve tích hợp với các nền tảng khác để cung cấp thêm thanh khoản stablecoin, từ đó cho phép thu được lợi nhuận cao hơn. Đó là lý do tại sao các pool Curve tồn tại trong Yearn Finance, Uniswap hay Compound. Các pool Curve có 2 mục tiêu: hoạt động như một sàn giao dịch và cung cấp tính thanh khoản cho các giao thức khác.
Người dùng khi thực hiện swap stablecoin trên nền tảng Curve phải trả 0.04% cho mỗi giao dịch. Một nửa phí này sẽ được trả cho LP, nửa còn lại được trả cho chủ sở hữu veCRV (CRV – token gốc của Curve bị khóa).
6. DAO Curve
Một phần quan trọng trong giao thức Curve là CurveDAO. CurveDAO là một tổ chức tự trị phi tập trung, chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái trong Curve. Điều này có nghĩa là bất kỳ hành động quản trị nào, bất kể mức độ quan trọng, chỉ có thể được thực hiện sau khi một cuộc bỏ phiếu DAO thành công.
Bất kỳ ai cũng có quyền đề xuất bản cập nhật cho giao thức Curve khi họ đáp ứng điều kiện có ít nhất một CRV bị khóa. Các khía cạnh được đề cập trong cuộc bỏ phiếu bao gồm việc tạo ra các pool thanh khoản mới hoặc điều chỉnh phần thưởng yield farming. Bằng cách khóa token CRV, chủ sở hữu có thể bỏ phiếu để chấp nhận hoặc từ chối một đề xuất.
DAO được quản trị bởi CRV (token ERC-20), token gốc của Curve được ra mắt vào tháng 8/2020. Việc ra mắt token CRV đã dẫn đến sự gia tăng về khối lượng và giúp Curve đạt hơn 1 tỷ đô la trong TVL lần đầu tiên.
7. Kiếm phần thưởng với Curve
Trên các sàn giao dịch AMM như Uniswap, người dùng kiếm được phần thưởng khi bất cứ giao dịch nào được thực hiện. Curve có phí giao dịch thấp hơn Uniswap. Mọi người có thể kiếm được phần thưởng bằng các token từ các hoạt động bên ngoài nền tảng Curve.
Token CRV là đồng tiền gốc của hệ sinh thái Curve. Ngoài việc mua nó từ các sàn giao dịch có hỗ trợ tài sản này thì người dùng cũng có thể kiếm CRV từ yield farming. Khi mọi người gửi tài sản vào quỹ thanh khoản, họ sẽ nhận được phần thưởng là token CRV. Việc tăng lợi nhuận token là động lực để người dùng trở thành LP cho Curve. Không chỉ nhận được lợi nhuận từ tài sản chính của mình mà mọi người còn sở hữu cổ phần trong một giao thức DeFi mạnh mẽ.
8. Điều gì làm cho Curve nổi bật?
Để hiểu được tại sao Curve là giao thức nổi bật hiện nay, chúng ta cùng xem các các tính năng chính của Curve như:
- Người dùng có thể truy xuất tài sản của họ từ nền tảng bất kỳ lúc nào.
- Curve có mức rủi ro thấp hơn so với các giao thức DeFi khác. Hơn nữa, phí giao dịch và trượt giá thấp hơn do Curve tập trung vào stablecoin.
- Người dùng có thể stake CRV. Việc này đem lại phần thưởng và cơ hội bỏ phiếu trong Curve DAO.
- Token CRV giúp việc sử dụng Curve dễ dàng hơn trong hệ sinh thái DeFi.
Curve có thiết kế như thế nào để cung cấp tất cả các tính năng này? Câu trả lời có ngay sau đây.
9. Thiết kế của Curve
Trước hết, nền tảng giao dịch của Curve sử dụng một tính năng toán học để cho phép các stablecoin giao dịch ở mức giá tốt nhất. Đây là một đường cong liên kết (bonding curve). Bonding curve ở đây chỉ dành cho stablecoin. Nó cho phép người dùng giao dịch nhiều stablecoin hơn với giá thấp hơn.
Tiếp đến, Curve khuyến khích những người đam mê tiền điện tử cho vay thanh khoản cho các pool của họ. Đổi lại, họ nhận được một lượng CRV nhất định như một sự khuyến khích. Pool thanh khoản sử dụng các thuật toán để xác định giá của tài sản. Giao thức AMM là một hợp đồng thông minh cho phép các giao dịch diễn ra mà không cần order book.
Cuối cùng, nền tảng cho phép người dùng stake CRVvà nhận được một phần phí giao dịch của giao thức. Họ cũng có thể bỏ phiếu khóa CRV để tăng phần thưởng thanh khoản. Chủ sở hữu CRV có thể đóng góp vào quá trình quyết định bằng cách bỏ phiếu thông qua quy trình quản trị của Curve.
Token CRV và vai trò của nó
1. Thông tin chung
CRV là token gốc của Curve và hoạt động trên blockchain Ethereum. Token này có thể được mua hoặc kiếm dưới dạng phần thưởng khi người dùng bổ sung thanh khoản vào các pool thanh khoản của nền tảng. Curve phát hành token CRV vào năm 2020 , ngay sau khi giao thức được khởi chạy. Khoảng 3.3 tỷ token CRV đã được tạo ra vào thời điểm này.
2. Phân phối token CRV
Token CRV được phân bổ như sau:
- 62% dành cho Nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider).
- 30% dành cho Shareholders (Team và investors) với 2 ~ 4 năm vesting (mở khóa dần).
- 5% dành cho các hoạt động duy trì cộng đồng (Community Reserve).
- 3% dành cho Team Curve với 2 năm vesting.
Trong đó, lượng cung ban đầu của CRV sẽ là 1.7 tỷ CRV (~43%) và sẽ được chia theo tỷ lệ như sau:
- 5% dành cho Nhà cung cấp thanh khoản với 1 năm vesting.
- 30% dành cho Team & Investor với 2 ~ 4 năm vesting.
- 3% dành cho Employee với 2 năm vesting.
- 5% dành cho Community Reserve.
Hiện tại, khoảng 2 triệu token CRV được phát hành mỗi ngày.
3. Tiện ích của token CRV
Mục tiêu chính của CRV vẫn là khuyến khích thanh khoản. CRV là một token quản trị, nó có các cơ chế bỏ phiếu tích lũy theo thời gian và tích lũy giá trị.
Các nhà cung cấp thanh khoản của Curve nhận được phần thưởng CRV cho việc cung cấp tính thanh khoản. Điều này cho phép giao thức tiếp tục cung cấp mức phí và trượt giá rất thấp. Tăng khóa phiếu bầu là yếu tố thúc đẩy việc nắm giữ CRV, từ đó các nhà cung cấp thanh khoản có thể tăng phần thưởng CRV mỗi ngày của họ.
4. Sàn giao dịch, ví lưu trữ CRV coin
- Sàn giao dịch: Để sở hữu CRV, người dùng có thể tìm kiếm và mua nó trên các sàn CEX như MEXC Global, Binance, KuCoin… hoặc thông qua một số sàn DEX như Uniswap, SushiSwap…
- Ví lưu trữ: CRV coin theo chuẩn ERC-20 nên chúng ta có thể sử dụng các ví hỗ trợ chuẩn này như MetaMask, MyEtherWallet… hoặc lưu trữ ngay trên ví nóng của các sàn CEX kể trên.
- Giá và dự đoán giá CRV: Tại thời điểm thực hiện bài viết, giá của token CRV là khoảng 2.06 USD. Vốn hóa thị trường của CRV hơn 880 triệu USD và có khối lượng giao dịch hàng ngày hơn 108 triệu USD. Các nhà phân tích dự đoán giá trị của CRV có thể tăng lên trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, CRV có thể đạt 3 ~ 5 USD vào cuối năm 2022 hoặc 4.38 USD vào năm 2024, và có thể lên tới 10 USD vào cuối năm 2025.
Tương lai của Curve sẽ ra sao?
Curve hướng tới mục tiêu vượt qua “ông lớn” Uniswap để trở thành giao thức DeFi hàng đầu. Với tính nhất quán, Curve tập trung vào việc giao dịch stablecoin thông qua mô hình AMM. Những gì Curve đã và đang làm được có thể sẽ phát triển lớn hơn nữa trong thời gian sắp tới.
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER
Trang tin tức Bitcoin, tiền điện tử
Nguồn: Sưu Tầm